VĂN HÓA

Việt Nam là đất nước có văn hóa rất là đa dạng với hơn 54 dân tộc. Trong đó dân tộc kinh chiếm 86%, Còn lại 14% là dân tộc thiểu số. 

Như tôi là dân tộc Kinh, và hầu hết những người mà quý vị gặp trên đường là người dân tộc Kinh.

14% người dân tộc thiểu số họ sống ở vùng sâu vùng xa cơ quý vị ak.

Ở nhật thì có bao nhiêu dân tộc hả quý vị? Khoảng 22 dân tộc thiểu số.

Như tôi được biết thì trước đây ở Hokkaido có dân tộc ainu phải không? Trc đây khi sống ở Hokkaido tôi cũng đã có dịp đc đến thăm dân tộc Ainu ở làng Shiraoi.

Rất là thú vị quý vị ak

 

Như quý vị biết đó, Việt Nam trải dài từ Bắc xuống nam nên văn hóa cũng khác nhau theo từng vùng miền.

 

Như ở Nhật Bản thì văn hóa ở Tokyo và văn hóa ở Osaka là rất khác nhau. Nhất là đi thang máy phải ko, người Tokyo thì đứng bên trái nhưng khi xuống Osaka thì đứng bên phải.

 

Việt nam cũng vậy, văn hóa chia ra làm 3 vùng miền: Bắc Trung và Nam, người Miền bắc, trung nam, tính cách và văn hóa cũng khá khác nhau.

 

Nhân tiện đây, cho tôi mượn câu chuyện mà ngày xưa bố tôi hay kể cho tôi khi còn bé.

 

Câu chuyện về sự khác nhau về văn hóa tiêu tiền của 3 miền Bắc - Trung - Nam. 

 

Tôi lấy ví dụ: 1 người đàn ông, 1 tháng kiếm được 10 man. (10万円を稼ぐ)

 

Người Miền Bắc thì với 10 man kiếm được, người đó sẽ dùng 2 man cho chi tiêu ăn uống, cuộc sông cá nhân. Còn lại 8 man thì bỏ vào ngân hàng tiết kiệm.

 

Người Miền Trung thì quanh năm nhiều bão lũ, thiên tai, nên họ chịu chi hơn chút.

 

Với 10 man thu được thì họ bỏ ra 5 man, còn 5 man tiết kiệm.

 

Thế nhưng người Miền Nam thì khác,. Họ kiếm được 10 man thì thâm chí họ tiêu đến cả 12 man cho 1 tháng , ok, nếu không đủ họ sẵn sàng vay ngân hàng, tháng sau kiếm được trả nợ ngân hàng sau.

 

Tại sao người Miền Nam lại tiêu xài như vậy là vì con người Miền Nam phóng khoáng. và họ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Phương Tây, sống rất phóng khoáng かんだい - [寛大].(寛大すぎる)、寛大な性格を持っています)

 

Trong câu chuyện như vậy chúng ta có thể thấy đc sự khác nhau về văn hóa vùng miền giữa ba miền. Kể cả tiếng nói cũng khác nhau. Nhiều khi chúng tôi là người miền bắc nghe người miền Trung nói chuyện với nhau chúng tôi ko hiểu gì.

 

Đấy là khác nhau về cách tiêu tiền.

Còn về văn hóa khác thì như thê nào?

 

Ví dụ như ở Trung Quốc thì coi trọng Gia đình, còn ở Việt nam thì coi trọng gia tộc, tổ tiên (先祖). Trong gia tộc thì luôn có 1 tộc trưởng 族長, nhà thờ họ 先祖を祭る神社, và nhiều khi có thể thấy 3.,4 thế hệ sống trong 1 gia đình. 

 

Người Việt thờ cúng tổ tiên, cúng giỗ người đã mất (先祖を礼拝する)れいはい. họ tin rằng Linh hồn tổ tiên luôn ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ 

 

Vì vậy ở Việt nam, nhà nào cũng có bàn thờ せいだん - [聖壇] , được đặt ở nơi cao và trang trọng nhất. そうちょうな - [荘重な]

Ngoài các ngày giỗ tết, ngày mồng một âm và ngày rằm âm lịch thường thờ cúng.

 

Nói đến tục thờ cúng tổ tiên thì cả Việt nam có chung 1 tổ tiên, là ngày mất của Vua Hùng. (HUNG王様は紀元前29世紀にベトナムを設立したと思われています) Đây được coi là ngày giỗ tổ chung cho cả Việt Nam, là ngày 10/3 âm lịch hàng năm. (ベトナム全国の共通命日と知られています)

 

Cả nước được nghỉ. 

 

Gần đây trong giới trẻ truyền nhau câu chuyện là, vì ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ. Ngày xưa biết ngày này là ngày quốc tế phụ nữ, nhưng ông vua Hùng này không mua quà tặng vợ mình

Và thế là ngày 10.3 là ngày giỗ của ông.

 

Đây chỉ là câu chuyện vui đc truyền nhau trong giới trẻ hiện nay thôi. Câu chuyện này nói lên cái gì?

Nói lên là Phụ nữ Việt nam rất là ghê gớm quý vị ah. Phụ nữ Việt Nam thế thôi chư ghê gớm lắm.

 

Nắm giữ tài sản chi tiêu trong nhà. Ông chồng chỉ là salary man thôi. Mà ai là người giữ tiền thì người nó nắm quyền lực trong tay phải không ạ.

 

Đấy là phụ nữ Việt nam đấy ak, quý vị nào ko tin mà muốn tìm hiểu thêm thì cứ gặp tôi nhé. Xin cảm ơn quý khách.

 

 

HÀNG NHẬT CHÍNH HÃNG

HÀNG NHẬT CHÍNH HÃNG

MADE IN JAPAN

MADE IN JAPAN

BẢO ĐẢM NGUỒN GỐC

BẢO ĐẢM NGUỒN GỐC

ĐỊA CHỈ

ĐỊA CHỈ

65 Hàng Bún, Hà Nội.

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền: